Chiêm ngưỡng vẻ đẹp tuyệt vời của người con gái Việt qua tà áo dài truyền thống cách đây 50-60 năm _ Góc Xưa

   

Khi nói đến trang phục truyền thống của người Việt Nam, người ta thường nghĩ ngay đến Áo Dài. Trải qua từng thời kỳ, từng giai đoạn cùng với những diễn biến của quá trình phát triển lịch sử, tà Áo Dài Việt Nam vẫn tồn tại cùng với thời gian, được xem là trang phục truyền thống, là một biểu tượng trong văn hóa của dân tộc Việt Nam.

Mời quý vị cũng chiêm ngưỡng lại những bức ảnh đẹp cách đây 50-60 năm:

Tà áo dài nữ sinh trên đường phố Sài Gòn
An Khê 1965 – Những phụ nữ ở An Khê trong trang phục áo dài
Các phụ nữ Lào trong trang phục áo dài, Ở giữa là một phụ nữ phương Tây
Saigon 1970 - Một lớp học tại trường Gia Long
Saigon 1970 – Một lớp học tại trường Gia Long

Một lớp học tại trường Nữ trung học Gia Long ở Saigon: cả cô giáo và học sinh đều mặc bộ áo dài trắng, đồng phục của rất nhiều lớp học tại Nam VN.

SAIGON 1961 – Những tà áo dài trên đường Tự Do – nay là Đồng Khởi, xa xa là khách sạn CARAVELLE- Photo by Wilbur E. Garrett

Việt Nam, dáng áo ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông. Áo Dài vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáo nhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ.

Tranh Đông Dương xưa - Bốn thiếu nữ mặc áo dài với những con chim
Tranh Đông Dương xưa – Bốn thiếu nữ mặc áo dài với những con chim

Nhìn lại chiều dài lịch sử đất nước, tà Áo Dài là một sáng tạo nghệ thuật mới. Nó thay thế trang phục cổ truyền mà mầu sắc và kiểu dáng phải tuân theo những đòi hỏi lễ nghi và những tầng lớp xã hội. Mầu vàng chỉ dành cho những ông vua và họ được mặc áo Long bào. Mầu trắng là mầu tang còn mầu xanh dành cho các vị quan trong những dịp trang trọng.

 
Áo dài Saigon 1969-70
Áo dài đỏ trên đường phố Saigon
Nữ sinh trong trang phục áo dài trên những chiếc xe đạp
Nữ sinh trong trang phục áo dài trên những chiếc xe đạp

Trên đường Thống Nhất, gần ngã tư Mạc Đĩnh Chi-Thống Nhất. Nhìn bóng nắng có thể đoán khoảng hơn 11 giờ trưa, và các cô nữ sinh này có thể là học sinh Trưng Vương tan trường về.

Nữ sinh Đồng Khánh, Huế 1931
Nữ sinh Đồng Khánh, Huế 1931

Khi thành lập vào năm 1917, đồng phục của nữ sinh Trung Học Đồng Khánh là áo dài tím, sau này đồng phục được đổi lại là áo dài trắng vào mùa nắng, và màu xanh dương vào mùa mưa.

 
Hai phụ nữ trong trang phục áo dài đi ngang qua hàng rào kẽm gai và những bao cát. Ảnh chụp tại Mỹ Tho 1969
Hai phụ nữ trong trang phục áo dài đi ngang qua hàng rào kẽm gai và những bao cát. Ảnh chụp tại Mỹ Tho 1969

Trước nữa đầu thế kỷ 18, phụ nữ Việt Nam mặc váy dài. Vào năm 1744, viên quan Vũ Vương cai trị phía Bắc miền Trung Việt Nam của triều Nguyễn yêu cầu thay đổi trang phục Việt Nam trên cơ sở kiểu áo Trung Hoa. Bộ quần áo có nút thay thế cho váy và áo xẻ ngực thắt dây. Vua Minh Mạng, vị vua thứ hai của triều Nguyễn ban hành sắc lệnh cấm phụ nữ mặc váy.

Vietnam 1952 - Hai cô gái trong trang phục áo dài
Vietnam 1952 – Hai cô gái trong trang phục áo dài
SAIGON 1961 - Cô gái mặc tà áo dài chạy xe Vélo Solex. Photo by Wilbur E. Garrett
SAIGON 1961 – Cô gái mặc tà áo dài chạy xe Vélo Solex trên đường Tôn Đức Thắng, khúc giữa Nguyễn Huệ và Hotel Majestic Photo by Wilbur E. Garrett

Áo Dài được phát hiện từ thời Pháp thuộc khi một phụ nữ Việt Nam tên Tường thay đổi chiếc áo tứ thân (áo dài có bốn mảnh) thành chiếc áo hai tà đầu tiên. Người Pháp gọi chiếc áo dài đó là Le Mur có nghĩa là “the wall”; trong Anh ngữ.

Tà áo dài em bay trong gió. Xa xa là biển quảng cáo kem đánh răng Bảy Chà
PHUOC LONG 1970 by Michael J. Everhart, 1LT – Nhân viên Tòa Hành Chánh tỉnh Phước Long đi ăn cơm trưa
Nữ sinh Việt Nam trong bộ đồng phục áo dài trắng. Năm 1968 tại Xuan Loc, Vietnam
Nha Trang 1968 - Nữ sinh trong trang phục áo dài truyền thống
Nha Trang 1968 – Nữ sinh trong trang phục áo dài truyền thống

Từ đó, chiếc Áo Dài đã được thay đổi khá sâu sắc. Hai kiểu Áo Dài được ưa chuộng là kiểu cổ tròn, tay raglar (tay liền) và kiểu tay puff (tay phồng). Ngoài ra, tà áo được nối liền với phần thân qua những đường chỉ nối quanh cổ áo. Ngoài hai kiểu áo nêu trên, nhiều kiểu áo khác như kiểu cổ thuyền, cổ vuông, cổ chữ V thích hợp với những người tương đối đầy đặn, kiểu vai phồng cho những thiếu nữ mảnh mai. Chất liệu mới cho Áo Dài được kết hợp từ những tấm vải mẫu, thường được trang trí bằng những đường nét thủ công hoặc thêu thùa.

SAIGON 1964 – Ao dai tren duong Le Loi. Góc đường Lê Lợi – Phan Bội Châu
Sài Gòn 1969 – Các cô tiếp tân tại Khách sạn Walling BEQ mặc trang phục áo dài đón Tết
Một phụ nữ mặc áo dài đi chợ Mỹ Tho năm 1969
SAIGON 1963 – Photo by Donald Pickett. Đường Bến Bạch Đằng
Dĩ An - BIÊN HÒA 1969 - Người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài - Ảnh của Tiến sĩ William Bolhofer
Dĩ An – BIÊN HÒA 1969 – Người phụ nữ Việt Nam trong tà áo dài – Ảnh của Tiến sĩ William Bolhofer
Saigon 1967 - Áo dài trên đường Nguyễn Huệ
Saigon 1967 – Áo dài trên đường Nguyễn Huệ

Tà áo dài truyền thống không thể gia công hoặc bán hàng loạt như những loại quần áo may sẵn khác. Mỗi mảnh được tạo ra là một công trình nghệ thuật của người thợ thủ công. Những thợ may Áo Dài thường phải từ chối đơn đặt hàng trước dịp năm mới. Đôi khi người ta nhận làm chỉ 24 giờ với giá gấp đôi.

 
Thiếu nữ Xinh Đẹp Trong Trang Phục Áo Dài ở Đường Phố Huế 1968
Tà áo dài thướt tha trên bãi biển Nha Trang
Tà áo dài thướt tha trên bãi biển Nha Trang

Áo dài truyền thống đại diện cho nước Việt ta đã tồn tại từ bao đời, qua những thăng trầm của lịch sử, nhưng cho đến tận ngày nay nó vẫn còn vẹn nguyên nét thuần khiết và đằm thắm của người phụ nữ Việt Nam.

Một nữ vũ công trẻ tại Huế trong trang phục áo dài truyền thống có vẻ đang trầm ngâm suy nghĩ trong bức ảnh chân dung này.