Trở về ngày tháng xưa cũ: Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định của những năm 1920 _ Góc Xưa

   

Dinh Gia Long, Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, Dinh Norodom, và Phòng Thương Mại - tất cả đều tạo nên bức tranh kiến trúc tuyệt vời của Sài Gòn. Cùng với sự biến đổi của những con đường quen thuộc và những khu làng trước đây, mọi thay đổi đều khiến cho người ta không thể không ngạc nhiên.

Không ảnh sông Sài Gòn với Rạch Bến Nghé (Kinh Tàu Hủ) và Kinh Tẻ.
Giữa bìa trái là vòng xoay Công trường Mê Linh ngày nay, với tượng Rigault de Genouilly. Gần phía trên nhìn thấy các dãy nhà của trại lính Trung đoàn 11 Bộ binh Thuộc địa (nay là khu vực trường Đại học Khoa Học Xã hội & Nhân Văn và Đại học Dược). Góc dưới bên phải là khu vực Thủ Thiêm với xưởng đóng tàu đường sông (về sau là hãng sửa chữa và đóng tàu CARIC).
Cầu Bình Lợi, Thủ Đức năm 1920 – 1929
Cầu Bình Lợi lúc ban đầu
Bến tàu trên sông Sài Gòn – Tòa nhà phía xa là Bến Nhà Rồng.
Con đường quan lộ giữa Sài Gòn và Phan Thiết. Đây chính là làng Thủ Đức, những người này đang lái xe bò để vận chuyển dừa đem bán.
Đường Cái Quan giữa Saigon và Phan Thiết, đoạn gần tới Thủ Đức
Một con kênh đào ở Thủ Đức
Con sông trên địa phận Thủ Đức, chủ yếu di chuyển bằng thuyền
Con sông trên địa phận Thủ Đức, trên sông là những chiếc thuyền chở củi của người dân.
Con thuyền nhỏ trên sông, dường như là “ngôi nhà di động” của một người dân
Những con thuyền trên sông Thủ Đức
Đại lộ Norodom, phía trước là Dinh Norodom (sau này là Dinh Độc Lập)
Đại lộ Norodom dài khoảng 2 km nối Thảo cầm viên Sài Gòn với Dinh Norodom, con đường có từ trước khi Sài Gòn bị người Pháp đánh chiếm. Năm 1950, Dinh Norodom được đổi thành Dinh Độc Lập và đường Norodom được đổi thành đường Thống Nhất. Sau năm1975, đường Thống Nhất lại được đổi thành Đường 30 tháng 4. Và mãi đến năm 1986, đường này mới lần cuối đổi tên thành đường Lê Duẩn.
Tòa nhà nằm trên đường Norodom, năm 1871 có tên là dinh Thống đốc Nam kỳ. Từ 1887 đến 1945, các Toàn quyền Đông Dương đã sử dụng dinh thự này làm nơi ở và làm việc nên dinh gọi là dinh Toàn quyền. Đến tận năm 1955, Ngô Đình Diệm mới đổi tên thành Dinh Độc Lập.
Phòng trưng bày lớn trong Dinh Toàn quyền
Lối sảnh vào tòa dinh thự
Dinh Toàn quyền – Phòng tiếp tân
Dinh Toàn quyền – Chiếc thuyền bằng gỗ sơn mài trang trí nơi đầu cầu thang chính.
Dinh Toàn quyền – Phòng làm việc chính thức
Dinh Toàn quyền – Phòng tiếp tân
Dinh Toàn quyền – Phòng ngủ
Dinh Toàn quyền – Phòng khách lớn
Dinh Toàn quyền – Một phòng khách nhỏ
Dinh Toàn quyền – Phòng ngủ
Dinh Toàn quyền – Một phòng khách
Dinh Toàn quyền – Phòng ăn
Mái nhà nghỉ nhỏ trong khuôn viên của Dinh Toàn quyền
Trụ sở Hiến Binh Thuộc địa nằm trên đường Rue De La Grandière (đường Gia Long, nay là Lý Tự Trọng), cạnh Thư viện trường Viễn Đông Bác Cổ.
Cổng trước của Dinh Toàn quyền, sau năm 1955 là Dinh Độc Lập, nằm trên đường Thống Nhất.
Tượng đồng Pigneau de Béhaine nắm tay dẫn Hoàng tử Cảnh thuộc công viên phía trước nhà thờ Đức Bà. Nằm giữa khung hình chính là Bưu điện Trung tâm Sài Gòn.
Quảng trường phía trước Nhà thờ Đức Bà giờ tan lễ
Chợ Bến Thành – Một trong những biểu tượng không chính thức của Sài Gòn. Chợ được khởi công xây dựng từ năm 1912.
Thời kì đầu của những năm thành lập, chợ Bến Thành đã có từ trước cả khi người Pháp xâm chiếm Gia Định. Ban đầu, vị trí của chợ nằm bên bờ sông Bến Nghé, cạnh một bến sông gần thành Gia Định nên mới có tên gọi Bến Thành.
Phía trước cửa chính chợ Bến Thành, hơn 90 năm trước đây – Bên trái là dãy phố lầu đầu tiên trên đường Phạm Ngũ Lão.
Đường Rue Viénot, nay là đường Phan Bội Châu phía Cửa Đông Chợ Sài Gòn. Phía xa bên trái là Bệnh viện đa khoa trên đường Lê Lợi.
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn trên đường Lê Lợi
Cận cảnh Bệnh viên Đa khoa Sài Gòn
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn – Phòng khám bệnh
Bệnh viện Đa khoa Sài Gòn – Phòng băng
Viện Khoa Học Đông Dương, gần đầu cầu Phan Thanh Giản. Trước năm 1975 thì đây còn là trụ sở Bộ Cải Tiến Nông Thôn.
Dinh Thượng thơ Nội vụ được người Pháp xây dựng từ năm 1864, nằm ngay góc Tự Do – Gia Long.
Phòng Canh Nông, trước năm 1975 nơi đây còn được biết đến là Cảnh Sát Cuộc Quận 1. Nằm ngay góc đường Chasseloup Laubat – Massiges, sau này được đổi tên thành Hồng Thập Tự – Mạc Đĩnh Chi (sau năm 1975 thì có tên là Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Mạc Đĩnh Chi). Tòa nhà này ngay nay đã bị tháo dỡ và xây dựng cao ốc văn phòng Somerset Building – Khu phức hợp Văn phòng & Bán lẻ & Căn hộ dịch vụ Somerset Chancellor Court.
Phố người Hoa, nay là đường Hồ Tùng Mậu. Trước năm 1975 là đường Võ Di Nguy, thời Pháp là đường Rue d’Adran. Với những ki – ốt mái ngói trên vỉa hè vẫn còn thấy trong những bức hình trước năm 1975.
Trường đua Phú Thọ, trước kia, đây là trường đua ngựa duy nhất của Sài Gòn và Việt Nam. Từ ngày 31/5/2011, trường đua đã bị đóng cửa.
Lăng Cha Cả là ngôi mộ của Giám mục Bá Đa Lộc, thuộc khu vực Gia Định xưa, đến năm 1980, Nhà nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra lệnh giải tỏa lăng mộ.
Đường Đốc Phủ Thoại, nay là đường Vũ Chí Hiếu – Đường nằm ngang phía xa là Bến Vạn Tượng và Bến Kim Biên (thuộc khu vực Chợ Lớn).
Năm 1983, việc san bằng ngôi mộ đã được hoàn thành, di hài Giám mục Bá Đa Lộc được chuyển về Pháp. Còn lại là điểm tròn làm vòng xoay (bùng binh) lưu thông trên đường Hoàng Văn Thụ ngày nay.

Những năm thập niên 1920 (1920 – 1929) thì Sài Gòn và Chợ Lớn vẫn hai thành phố riêng biệt, thuộc hai khu vực khác nhau chứ chưa được sát nhập chung địa phận như bây giờ. Ngày trước, Chợ Lớn vốn là khu vực đông người Hoa sinh sống và được coi là khu phố Tàu rộng nhất thế giới.

Thành phố Chợ Lớn được thành lập ngày 6/6/1865 theo nghị định của Thống đốc Nam Kỳ và đến ngày 3/10/1879 nơi đây mới được công nhận là đô thị loại 2 ngang cấp tỉnh. Ngày 1/7/1882, tuyến đường xe điện đầu tiên ở Việt Nam dài 5 kilômét, rộng 1 mét, nối Sài Gòn và Chợ Lớn bắt đầu hoạt động. Theo sách “Bến Nghé xưa” của Sơn Nam có ghi nhận: “Giữa Sài Gòn và Chợ Lớn phía đất thấp, chưa có dự kiến nên nối liền, còn ruộng lúa với người cày, ao nuôi vịt, ngọn rạch cạn, đợi đến năm 1916 mới bắt đầu đắp đường, trải đá ong… (Đó là đường Galliéni, nay là Trần Hưng Đạo)”. Bắt đầu từ những năm của 1930 – 1950 khi mà quá trình đô thị hóa diễn ra thì Sài Gòn và Chợ Lớn mới dần sát nhập lại với nhau.

 
 
Lăng Cha Cả – Khu vực chính điện phía trong
Lăng Cha Cả – Bức bình phong được đặt ở khuôn viên sân
Gò Vấp – Người dân bản xứ tụ tập phía trước trụ sở hội đồng Hanh Thông Xã để được tiêm phòng bệnh đậu mùa.
Xe thổ mộ trên đường phố Thủ Đức, người Pháp gọi là “hộp quẹt”
Chợ Thủ Đức – chợ này vốn là do một thương gia người Hoa bỏ nước ra đi sau khi phong trào “phản Thanh phục Minh” thất bại di tản đến miền Nam lập ra.
Góc chụp khác của Chợ Thủ Đức
Gánh hàng rong trên đường làng Thủ Đức
Đường Une avenue – Nay là đường Điện Biên Phủ (trước năm 1975 là đường Phan Thanh Giản), bên trái là Nghĩa trang Mạc Đĩnh Chi.
Góc Tản Đà – Bến Hàm Tử. Bên phải là trạm Jaccareo Cầu Xóm Chỉ của tuyến xe điện Saigon-Cholon. Phía xa là ống khói nhà máy xay lúa Lưu Bình Sanh (số 616 đường Bến Hàm Tử) gần góc Bến Hàm Tử – Nguyễn Tri Phương.
Trạm xe điện chợ cầu Ông Lãnh, đường Bến Chương Dương
Kinh Tàu Hủ nhìn từ trên cầu Malabars.
Đại lộ Charner, nay là phố đi bộ Nguyễn Huệ – Tòa nhà phía xa nơi chân trời trong ảnh là Tòa Đô Chánh Sài Gòn.
Dinh xã Tây, nay là Trụ sở Ủy ban nhân dân Thành phố HCM. Dưới thời Pháp thuộc thì gọi là Tòa Đô Chánh Sài Gòn, nằm ngay đầu đường Nguyễn Huệ (ngày trước là đại lộ Charner) hướng ra sông Sài Gòn.
Đại lộ Charner, góc chụp từ tòa Dinh xã Tây nhìn ra sông Sài Gòn
Cột cờ Thủ ngữ và vườn hoa trên Bến Bỉ Quốc (nay là Bến Chương Dương)
Đại lộ Charner, góc chụp từ sông Sài Gòn hướng về Tòa Dinh xã Tây
Đại lộ Bonard – Nay là đường Lê Lợi
Quảng trường trên đại lộ Bonard
Trường mẫu giáo, trước năm 1975 là Đại học Luật Khoa, nằm ngay góc Duy Tân – Phan Đình Phùng.
Phòng ngủ của trường mẫu giáo vào giờ nghỉ trưa.
ng trường xây dựng cầu qua Rạch Ông Lớn.
Trường Tiểu Học Nữ sinh Pháp, sau này là trường Trung Học Marie Curie
Cầu nối vận tải ở Sài Gòn
Tàu đang được sửa chữa trong ụ tàu của Hải Quân Công Xưởng (nhà máy Ba Son)
Trường Pétrus Ký đang trong quá trình xây mới – Sau năm 1975 thì trường đổi thành Trung học cấp 2-3 Lê Hồng Phong. Năm học 1980-1981, trường chính thức mang tên trường Phổ thông Trung học Lê Hồng Phong. Tận năm 1990, trường đổi tên thành Trung học Phổ thông Chuyên Lê Hồng Phong và giữ nguyên đến ngày nay.
Trụ sở Ngân Khố mới trên đại lộ Charner
Hậu diện của Tổng Nha Ngân Khố, bên phải hình là đường Phủ Kiệt
Trong gian đại sảnh của Tổng Nha Ngân Khố.
Trực diện Tổng Nha Ngân Khố trên đại lộ Charner (sau này là đường Nguyễn Huệ)
Bên trong phòng giao dịch của Tổng Nha Ngân Khố
Khách sạn Majestic nằm trên nằm cạnh bến Bạch Đằng, đầu đường Rue Cartinat (sau này là đường Đồng Khởi)
Nha Trước Bạ & Con Niêm (Văn phòng đăng ký đất đai và đóng dấu) nằm trên đường Rue Catinat (từ năm 1955 thì tên là đường Tự Do, sau năm 1975 thì đổi thành đường Đồng Khởi)
Đường Rue Catinat, tòa nhà bên phải hình là Khách sạn Continental – một khách sạn lịch sử nổi tiếng ở Sài Gòn, bắt đầu xây vào năm 1878, đến năm 1880 thì hoàn thành.
Tòa Opera House nằm trên đường Rue Catinat – Phía trước là vườn hoa mang tên Francis Garnier với tượng của ông, sau này tượng Francis Garnier di dời về vòng xoay Hai bà Trưng nhưng đã bị “hạ bệ” năm 1945.
Trụ sở Hỏa xa Đông Dương
Tại trường đua Phú Thọ: Các phu xe kéo theo dõi cuộc đua ngựa.
Hai tháp chuông của nhà thờ ban đầu chỉ cao 36.6m, không có mái. Vào năm 1895, thánh đường mới cho xây dựng thêm hai mái chóp để che gác chuông cao 21m.
Quảng trường Gambetta phía sau Tổng Nha Ngân Khố, nay là vị trí của cao ốc Bitexo Financial Tower 68 tầng. Dãy nhà bên trái là đường Võ Di Nguy trước năm 1975 (nay là Hồ Tùng Mậu). Dãy nhà bên phải nằm trên đường Ngô Đức Kế. Phía bìa trái (nằm ngoài hình) là đường Phủ Kiệt trước năm 1975, nay là đường Hải Triều.
Opera House (hay còn gọi là Nhà hát Tây, bởi nó được xây dựng nên chỉ để phục vụ cho Tây). Đến tận ngày 18/11/1918, chính quyền mới cho phép người Việt tổ chức biểu diễn và đó cũng là đêm diễn đầu tiên.
Chứng kiến nhiều biến cố lịch sử và trải qua nhiều sự trùng tu, nơi đây đã từng trở thành: Trụ sở Quốc hội – Nhà Văn Hóa – Trụ sở Hạ Nghị Viện. Mãi đến sau năm 1975, mới được trả về đúng công năng nghệ thuật – Nhà hát Thành phố
Tháp nước trên đường Thuận Kiều, cạnh ga xe lửa Saigon-Mỹ Tho
Đại lộ Charner – Bìa phải là “bồn kèn”, vị trí tại bồn phun nước sau này nơi giao lộ Lê Lợi và Nguyễn Huệ – Toà nhà trong hình là vị trí khách sạn REX bây giờ
Bệnh viện Quân đội, sau đó đổi thành Nhà thương Grall, sau năm 1975 là BV Nhi đồng II
Bệnh viên Quân sự được thành lập vào năm 1862, đến năm 1925 thì chính thức đổi tên thành “Bệnh viện Grall”. Sau năm 1975, Bệnh viện được chuyển giao cho nhà chức trách Việt Nam và năm 1978 thì đổi tên thành Bệnh viện Nhi đồng II
Trường Chasseloup-Laubat college, sau này chính là trường THPT Lê Quý Đôn
Một lớp học tại trường Marie Curie ngày xưa
Lớp học môn vật lý và môn xướng âm, nay là trường Marie Curie
Sân trong của trường Marie Curie

Những con đường cũ, những kiến trúc xưa,…đều là những hình ảnh tư liệu gợi nhớ về một Gia Định của những năm thập niên 1920.

Gia Định vốn là một tỉnh lỵ cũ của miền Nam Việt Nam, khoảng thế kỷ 1 đến thế kỷ 7 thì thuộc địa phận nước Phù Nam, sau đó lại thuộc về vương quốc Chân Lạp (Campuchia ngày nay). Tuy nhiên lại “thuộc” một cách lỏng lẻo bởi dân chúng ở đây sống tự trị và lẻ tẻ chứ chưa hợp thành đơn vị hành chính thuộc triều đình. Đất Gia Định vẫn là đất tự do của các dân tộc và hầu như vô chủ, là đất hoang nhàn cả về kinh tế lẫn chủ quyền từ xưa.

 

Sau khi thực dân Pháp chiếm lấy tỉnh Gia Định thời Nguyễn, lần lượt họ đã chia cắt ra làm 6 tỉnh là: Gia Định, Chợ Lớn (lập năm 1876), Tân An (lập năm 1854), Tây Ninh (lập năm 1900), Gò Công (lập năm 1900) và Tân Bình (lập năm 1944). Năm 1956, tỉnh Chợ Lớn sáp nhập với tỉnh Tân An thành tỉnh Long An, tỉnh Gò Công sáp nhập với tỉnh Mỹ Tho thành tỉnh Định Tường…..

 

Năm 1956, dưới thời VNCH, Gia Định là một trong 22 tỉnh của Nam phần (tức Nam Kỳ lục tỉnh), không kể Đô thành Sài Gòn. Đến năm 1957, tỉnh Gia Định gồm có 6 quận: Gò Vấp, Tân Bình, Hóc Môn, Thủ Đức, Nhà Bè, Bình Chánh. Năm 1970 thì có thêm Quảng Xuyên và Cần Giờ.

Dinh Gia Long ở Sài Gòn thập niên 1920. Được xây dựng với mục đích làm Bảo tàng Thương mại để trưng bày sản phẩm Nam Kỳ, tòa nhà được khởi công vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux.
Dinh Gia Long, sau này là Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh. Ban đầu ở hai bên cửa chính tòa nhà có hai cột trụ trang trí bằng hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp. Năm 1943, Thống đốc Nam Kỳ Ernest Thimothée Hoeffel cho phá bỏ hai tượng này để xây dựng một mái hiên.
Cổng trại lính Bộ binh Thuộc địa, sau này là Thành Cộng Hòa thời Tổng thống Diệm
Câu lạc bộ Sĩ Quan – Trước năm 1975 là Bộ Tư Pháp Việt Nam Cộng hòa, nay là Ủy Ban Nhân dân Quận 1. Bìa phải nhìn thấy một ngọn tháp của nhà thờ Đức Bà.
Cầu Máy Rượu bắc ngang qua Kinh Tàu Hủ
Kinh Tàu Hủ đoạn phía trước nhà máy xay lúa Orient
Tượng đài Tướng Léon de Beylié, đường Blancsubé (đường Duy Tân trước 1975, nay là Phạm Ngọc Thạch). Tượng đài Tướng Léon de Beylié đặt tại công viên trong khu vực Trường thi Gia Định (khu vực sân tennis và Trung tâm sinh hoạt thanh niên dưới thời nhà Nguyễn – Trước năm 1975, có lúc từng là trụ sở Tổng hội Sinh viên Sài Gòn).
Một con kênh thuộc khu vực Chợ Lớn
Đường Đốc Phủ Thoại, nay là đường Vũ Chí Hiếu, ngôi nhà cao phía xa nằm tại góc Đốc Phủ Thoại – Bến Vạn Tượng.
Chợ trung tâm Chợ Lớn lúc 3 giờ chiều
Hình ảnh của một người phụ nữ Nam Kỳ vào thập niên 1920
Một người phụ nữ Nam Kỳ
Kinh Tàu Hủ đoạn giữa Sài Gòn và Chợ Lớn – Bên trái là Bến Hàm Tử, bên phải là Bến Bình Đông (Hình được chụp từ cầu Xóm Chỉ)
Trường nữ sinh Chợ Đũi – Sân trước trên đường Phạm Ngũ Lão. Nay là trường Trung Học Cơ Sở Ernst Thälmann (Secondary School) tại số 8 Trần Hưng Đạo.
Tòa nhà của Bưu điện trên đường Nguyễn Văn Bình ngày nay (trước năm 1975 là đường Nguyễn Hậu). Con đường này nay là Đường Sách mới mở ra năm 2017.
Bệnh viện Indigene de Cochinchine (bệnh viện bản xứ Nam Kỳ) được thành lập vào năm 1900, sau này là bệnh viện Chợ Rẫy.
Trung học Pháp – Hoa, được xây dựng từ năm 1908 và gọi là Lycée franco-chinois. Trước năm 1975 là Bác Ái Học Viện, còn sau năm 1975 là trường Cao đẳng Sư phạm TP.HCM, và hiện nay là trường Đại Học Sài Gòn (SGU).
Bệnh viện Chợ Rẫy được thành lập vào năm 1900, lúc đó có tên chính thức tiếng Pháp là Hôpital Municipal de Cholon (Bệnh viện thị xã Chợ Lớn) tại Sài Gòn. Đây là một trong những cơ sở y tế của Pháp thành lập ở Việt Nam sớm nhất cùng với Viện Pasteur Sài Gòn thành lập vào năm 1891, Viện Pasteur Nha Trang thành lập vào năm 1895.
Cổng trước của bệnh viện Lalung Bonnaire, sau này là bệnh viện Chợ Rẫy
Trường Tân Định – Nhóm trường nữ sinh
Trường Tân Định – Nhóm trường nam sinh, nay là trường THPT Nguyễn Thị Diệu
Trường Tân Định – Khu vực sân trường
Trường nữ sinh Chợ Đũi – Dãy phòng học, mặt chính phía đường Phạm Ngũ Lão
Sân trong của Trường nữ sinh Chợ Đũi – Nay là trường Trung Học Cơ Sở Ernst Thälmann (Secondary School) tại số 8 Trần Hưng Đạo.
Sân trong của trường Lycée Petrus Ký, sau này là trường THPT chuyên Lê Hồng Phong
Mặt đứng phía sau trường Pétrus Ký. Trường được thành lập năm 1927 và là một trong những trường Trung học đầu tiên được thực dân Pháp thành lập tại Sài Gòn, với tên ban đầu là Trường Trung học Pétrus Trương Vĩnh Ký.
Mặt đứng chính trường Pétrus Ký, sau năm 1975 thì trường đổi tên thành THPT Chuyên Lê Hồng Phong.
Dòng sông trên địa phần Thủ Đức với những con thuyền và những người đàn ông
Con sông làng Thủ Đức
Những con thuyền nhỏ đang cập bến trên sông Thủ Đức
Place Rigault-de-Genouilly trở thành một trung tâm giao thông quan trọng vào năm 1891, ga cuối của tuyến xe điện chạy bằng hơi nước CFTI “Đường thấp” từ Sài Gòn đến Chợ Lớn được lắp đặt trên ven đường, ngay đối diện quảng trường.
Xe điện đầu máy hơi nước tuyến Sài Gòn – Chợ Lớn
Nhà máy điện Chợ Quán & Trung tâm Vô tuyến điện trên đường Bến Hàm Tử
Cảng Sài Gòn
Bờ kè bến cảng Khánh Hội khi đang xây dựng, trước khi san lấp kè.
Chợ lúa gạo ở Sài Gòn

Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định của những năm thập niên 1920 là ba vùng hoàn toàn tách biệt. Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay bao gồm toàn bộ đô thành Sài Gòn cũ (sự hợp nhất của khu vực thành phố Sài Gòn và thành phố Chợ Lớn năm 1931), cộng thêm toàn bộ tỉnh Gia Định, quận Phú Hòa của tỉnh Bình Dương và quận Củ Chi của tỉnh Hậu Nghĩa cũ.

Kho bạc (Tổng Nha Ngân Khố) trên đại lộ Charner, sau này là đường Nguyễn Huệ
Bên trong Đền Kỷ Niệm – Được xây dựng năm 1926, cạnh cổng chính trong khu vực Thảo Cầm Viên Sài Gòn, đối diện với Viện Bảo tàng. Sau năm 1954, đền được đổi tên là Đền Quốc Tổ Hùng Vương và đến năm 1975, đền đổi tên là Đền Hùng Vương.
Sở Lúa Gạo Đông Dương, góc Nguyễn Bỉnh Khiêm – Phan Thanh Giản. Sở Lúa Gạo Đông Dương (Office Indochinois du Riz) là cơ quan của chính quyền Đông Dương, do người Pháp điều hành trông coi về vấn đề lúa gạo toàn cõi ba xứ Đông Dương trong thời kỳ thuộc địa.
Bệnh viện đa khoa trên đường Lê Lợi
Tòa nhà chính của Bưu điện Trung tâm Sài Gòn, nằm cạnh Nhà thờ Đức Bà trên đường Công trường Công xã Paris.
Bệnh viện Lalung Bonnaire, sau này là Bệnh viện Chợ Rẫy,
Hội trường công cộng
Một góc chụp khác của phòng tiếp khách của hội trường
Phòng Thương Mại, dưới thời VNCH đây là Hội Trường Diên Hồng, sau đó là trụ sở Thượng Nghị Viện. Nay là Sở giao dịch Chứng khoán TP.HCM.
Trường trung học Nữ sinh bản xứ, sau là trường Nữ Gia Long. Được thành lập vào năm 1913, sau năm 1975 thì được đổi tên thành trường Trung học Phổ thông Nguyễn Thị Minh Khai.
Trường nữ sinh bản địa – Khóa học thêu
Giờ tập thể dục tại trường Gia Long
Sân trường Gia Long. Bên phải là dãy nhà chính.
Ghe thuyền chở lúa trên kinh Tàu Hủ đến nhà máy xay trên Bến Bình Đông
Cầu Quay
Quầy bán bia hơi dạo phía trước Bưu Điện Trung tâm Sài Gòn
Cổng trường Sư Phạm trên đường Rue Rousseau nay là số 3 đường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Nơi này sau năm 1954 được chia thành ba phần: trường Trưng Vương (phần bên trái), Võ Trường Toản (phần bên phải) và phần giữa là Nha Tổng Giám Đốc Trung Học (sau đó lại trở thành Nha Khảo Thí – nơi chuyên lo về các kỳ thi Trung học và Tú Tài tại miền Nam Việt Nam).
Kinh Tàu Hủ đoạn đối diện Nhà máy rượu Bình Tây. Người chụp đứng trên cầu Nhà Máy Rượu.
Kinh Tàu Hủ và Quai de Mytho đoạn cạnh bên khu vực cầu Chà Và sau này. Góc dưới phải là bờ kè cửa rạch Xóm Củi phía bên quận 8 (đối diện với kinh Vạn Kiếp phía bên kia kinh Tàu Hủ).
Rạch Bến Nghé, cầu quay Khánh Hội & cầu Mống – Bên phải hình là đường Bến Chương Dương (Quai de Belgique); đoạn đường ngang đi vô cầu Quay Khánh Hội là đường Võ Di Nguy (Rue D’Adran).
Cảnh sông Sài Gòn nhìn từ cuối bến cảng Khánh Hội, bìa phải là cửa Kinh Tẻ.
Trường nữ Gia Long: các học sinh đang dọn dẹp bài học và chuẩn bị nấu ăn
Cổng trường nữ sinh bản xứ, sau này là trường Nữ trung học Gia Long
Hình trên có lẽ là kiến trúc ban đầu của chùa Ấn giáo góc Pasteur – Tôn Thất Thiệp. Tháp chùa trong hình trên khác với tháp trong hai hình bên dưới.
Quang cảnh bến thuyền Pont des Messageries (còn gọi là Cầu Khánh Hội) – Cầu Mống
Cầu Chà Và (Pont des malabars) và lối lên cầu cho người đi bộ từ bờ kinh Tàu Hủ phía Bến Bình Đông
Cửa kinh Vạn Kiếp đổ ra kinh Tàu Hủ – Nơi cây cầu trong hình này chính là đầu cầu Chà Và sau này. Bên trái là bờ kè đá của đường dốc lên cầu Malabars ở đầu đường Mạc Cửu. Con kinh đổ vào kinh Tàu Hủ sau này được lấp đi làm thành đường Vạn Kiếp và ở đầu đường Vạn Kiếp làm cây cầu Malabars mới tức cầu Chà Và để đi qua Quận 8.
Kinh Tàu Hủ nhìn từ trên cầu Malabars.
Quang cảnh của Bến Chương Dương
Kinh Tàu Hủ, phía xa là cầu Xóm Củi – Phía bên trái là Bến Bình Đông. Bên phải là Bến Hàm Tử, qua khỏi đầu cầu Xóm Củi là tới Bến Lê Quang Liêm. Đường rầy là của tuyến xe lửa Tramway Sài Gòn – Chợ Lớn chạy theo Đường Dưới (tuyến Tramway Sài Gòn – Chợ Lớn thứ hai chạy theo Đường Trên, tức đường Nguyễn Trãi).
Viện Pasteur Sài Gòn được thành lập năm 1891. Năm 1976, viện được đổi tên thành Viện Dịch tễ học, đến năm 1991 thì đổi lại thành Viện Pasteur Thành phố Hồ Chí Minh và giữ cho đến tận ngày nay.
Bưu điện đầu tiên của Chợ Lớn. Đến năm 1930 thì dời về vị trí Bưu điện hiện nay. Nơi tòa nhà này ngày nay là Sài Gòn Công Thương Ngân Hàng SAIGONBANK.
Cầu qua Kinh Ngang số 2
Một nhà máy xay trên Bến Bình Đông, gần cầu Chữ U
Chợ Cá nằm giữa đường, nay là Châu Văn Liêm
Chợ trung tâm của Chợ Lớn – Đồng hồ chỉ 6g10 có vẻ không đúng hoặc đã bị hư, vì lúc này mặt trời đã lên khá cao, căn cứ theo bóng nắng. Bên trái nay là đường Mạc Cửu, bên phải là đường Nguyễn Thi. Cách phía sau chợ khoảng 200m là kinh Tàu Hủ, có cầu Malabars ở đầu đường Mạc Cửu (ở bìa trái hình trên) để đi qua quận 8.
Trụ sở công ty Thông Hiệp của thương gia Quách Đàm tọa tại số 45 Quai Gaudot (nay là số 45 Hải Thượng Lãn Ông)
Tòa soạn Công Luận Báo trên đường Pellerin (nay là Pasteur)
Công nhân xưởng Ba Son tan ca
Chùa Bà Thiên Hậu, Hội quán Tuệ Thành nằm trên đường Rue de Cay-mai (ngày nay là số 710 đường Nguyễn Trãi)
Cầu nhỏ qua một con rạch ở Chợ Lớn
Một ngôi chùa ở Chợ Lớn theo lối kiến trúc của người Phúc Kiến
Đường Rue Catinat, nay là đường Đồng Khởi, phía trước là ngã tư Tự Do – Ngô Đức Kế
Tượng đài kỷ niệm Thống chế Joffre tại Quảng trường Marechal Joffre (Công trường Chiến sĩ Trận vong), nơi sau này là Hồ Con Rùa.
Khách sạn Sài Gòn Palace nằm ở góc đường Tự Do – Ngô Đức Kế
Dinh Toàn Quyền – nơi ở và làm việc của các Toàn quyền Đông Dương. Hiện nay, dinh đã được Chính phủ Việt Nam xếp hạng là di tích quốc gia đặc biệt.
Cổng Phúc Kiến Ý Viện, nay là Bệnh viện Nguyễn Trãi tại Quận 5
Cầu Ba Cẳng Chợ Lớn – Có hai cẳng nằm ngay hai góc của ngã ba kinh, cẳng còn lại ngay đối diện với đường Trịnh Hoài Đức
Người dân bản xứ tụ tập phía trước trụ sở hội đồng Hanh Thông Xã (Gò Vấp – Gia Định) để được chủng ngừa bệnh đậu mùa.
Diện mạo của cầu Bình Lợi, Thủ Đức xưa