Biên Hòa là một thành phố công nghiệp và là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai, thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Thành phố Biên Hòa là đô thị loại I, là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có sông Đồng Nai chảy qua, cách thủ đô Hà Nội 1.684 km, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách thành phố Vũng Tàu 90 km. Biên Hòa là thành phố thuộc tỉnh có dân số đông nhất cả nước, tương đương với 2 thành phố trực thuộc trung ương là Đà Nẵng và Cần Thơ và cao hơn dân số của 37 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương. Trên địa bàn thành phố có các tuyến quốc lộ như Quốc lộ 1 (chiều dài đi qua là 13 km), Quốc lộ 1K (chiều dài đi qua là 14 km và Quốc lộ 51 (chiều dài đi qua là 16 km).
Trong Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán (triều Nguyễn), Hoàng Minh Trí cho là đất Biên Hòa xưa là lãnh thổ nước Bà Lỵ (Bà Lị) và nước Thù Nại, những tiểu quốc cổ nằm ở phía Đông Nam nước Chiêm Thành, nay là vùng đất Bà Rịa – Vũng Tàu và Đồng Nai. Về sau, khi Chân Lạp lớn mạnh đều bị Chân Lạp thôn tính. Trước khi bị thực dân Pháp đô hộ, Biên Hòa là trung tâm của toàn bộ miền Nam với tên gọi Trấn Biên.
Năm 1808, dinh Trấn Biên đổi tên thành Trấn Biên Hòa, lỵ sở tại thôn Phước Lư, huyện Phước Long.
Năm 1832, Trấn Biên Hòa được đổi thành tỉnh Biên Hòa, lỵ sở dời về thôn Tân Lân, huyện Phước Chánh.
Năm 1876, thực dân Pháp chia tỉnh Biên Hòa thành 3 hạt tham biện: Biên Hòa, Thủ Dầu Một và Bà Rịa. Đến năm 1900, các hạt tham biện đổi thành tỉnh. Tỉnh lỵ tỉnh Biên Hòa thuộc làng Bình Trước, tổng Phước Vĩnh Thượng, quận Châu Thành.
Năm 1948, Ủy ban kháng chiến hành chính Nam Bộ quyết định chia huyện Châu Thành, tỉnh Biên Hòa thành hai đơn vị là thị xã Biên Hòa và huyện Vĩnh Cửu
Ngày 22 tháng 10 năm 1956, chính quyền Việt Nam Cộng hòa tách đất tỉnh Biên Hòa lập thêm 2 tỉnh Long Khánh, Phước Long. Sau năm 1956, các làng gọi là xã; tỉnh lỵ tỉnh Biên Hòa thuộc xã Bình Trước, quận Châu Thành. Đến năm 1963, quận Châu Thành đổi tên thành quận Đức Tu, gồm 15 xã: Bình Trước, Tam Hiệp, Tân Thành, Hiệp Hòa, Bùi Tiếng, Hố Nai, Trảng Bom, Bửu Hòa, Tân Vạn, Long Bình Tân, Phước Tân, Long Hưng, An Hòa Hưng, Tân Phong, Bửu Long; quận lỵ đặt tại xã Tam Hiệp.
Sau năm 1975, 3 tỉnh Biên Hòa, Long Khánh, Phước Tuy hợp nhất thành tỉnh Đồng Nai, tỉnh lỵ đặt tại thị xã Biên Hòa.
Cầu Gành nối qua Cù Lao Phố từ phía bên kia sông (Sau 1975 bị đổi tên thành cầu Ghềnh)
Biên Hòa là đầu mối giao thông quan trọng của cả nước và là cửa ngõ quan trọng của Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong tương lai, khi Thành phố Biên Hòa trở thành Thành phố Trực thuộc Trung ương thì thành phố này sẽ là đầu mối giao thông cực kì quan trọng của cả nước, đầu tàu về giao thông đường bộ, đường sắt, đường hàng không, đường thủy, có 2 sân bay dân sự và quân sự lớn nhất Việt Nam (Sân bay Quân sự Biên Hòa, Sân bay Quốc tế Long Thành), Ga Biên Hòa - ga đường sắt lớn và tương đương với Ga Sài Gòn (nối tuyến đường sắt Thống Nhất và tuyến đường sắt Đông Tây), Mạng lưới cao tốc liên vùng, liên tỉnh, tuyến đường thủy phục vụ cho các cảng sông,...
Cầu Gành
Nhìn qua Cù Lao Phố, phía xa xa là cầu Gành
Đoạn cuối cùng của Xa lộ Sài Gòn - Biên Hoà
Bên phải đi Vũng Tàu, bên trái đi Đà Lạt, Phan Thiết ( Cây xăng ngày nay vẫn còn)
Bến xe lam Biên Hoà
Trường Trung học Ngô Quyền - nơi thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên theo học và theo đuổi những tà áo dài nữ sinh để sáng tác thành những thi phẩm nổi tiếng.
Đường Lê Thánh Tôn - Chợ Biên Hoà
Ngã 3 Tân Vạn
Núi Châu Thới, nay thuộc Dĩ An - Bình Dương
Một hẻm chợ ở Tam Hiệp
Ngã 3 Hố Nai
Rạp cine Biên Hùng ở khu vực đường Hưng Đạo Vương, Trịnh Hoài Đức và Quốc lộ 1. Sau năm 1975, rạp được đổi tên thành Nam Hà, nay là Trung tâm Văn hoá - Thể thao Biên Hoà
Nhà thờ Sài Quất - Hố Nai Biên Hoà
Nhà thờ Bùi Chu
Ga Biên Hoà
Bến xe ngã ba Vườn Mít
Toà Hành Chánh Tỉnh Biên Hoà
Câu lạc bộ Sĩ quan Lưu Văn Đức
Quốc lộ 1A đoạn qua Biên Hoà
Đường Lê Văn Duyệt
Đường Lê Thánh Tôn
Một số hình ảnh khác về Biên Hoà thập niên 1960: