Tuyển tập những hình ảnh Chợ Lớn xưa – “Tiểu quốc” Hoa Kiều ở Việt Nam _ Góc Xưa

   

Từ thời xa xưa, Sài Gòn đã nổi tiếng là một trong những thành phố sầm uất nhất Việt Nam. Đây còn là điểm đến lý tưởng của nhiều dân di cư khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là người Hoa. Văn hóa Trung Hoa đã sớm du nhập vào vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn, góp phần tô điểm nên vẻ đẹp đa sắc màu của thành phố. Chính nét đa văn hóa ấy đã giúp Sài Gòn trở thành một trong những đô thị phồn thịnh và quyến rũ bậc nhất châu Á. Dù thời thế có thay đổi thế nào, di sản văn hóa phong phú mà các dân tộc để lại vẫn là niềm tự hào, là bản sắc không thể phai mờ của Sài Gòn xưa và nay.

Người bán hàng rong ở Chợ Lớn (Khu Phố Tàu), Sài Gòn
Một xe bán hàng rong tại Chợ Lớn (Khu Phố Tàu), Sài Gòn
Hình ảnh hai người thanh niên đang thắp hương tại một ngôi chùa ở Chợ Lớn (Khu Phố Tàu)
Hình ảnh một con kênh ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Toàn cảnh đoạn kênh Tàu Hủ nổi qua khu vực sau Chợ Lớn Hình ghép 5 tấm ảnh của Emile Gsell chụp cảnh kênh Tàu Hủ đoạn chạy qua khu vực sau chợ cũ của Chợ Lớn năm 1866.
Sài Gòn 1866 – Quang cảnh Thành phố Trung Hoa (Chợ Lớn), đây là một nơi nằm trên vùng đất Sài Gòn, dân cư tại đây chủ yếu là người Hoa nên thường được gọi là “Tiểu quốc” Hoa Kiều ở Việt Nam
Một con kênh ở Chợ Lớn, Sài Gòn. Vào khoảng năm 1875.
Chợ Lớn năm 1893
Bản đồ Chợ Lớn 1923 – Kênh rạch và những cây cầu ở khu vực trung tâm của Chợ Lớn đầu thập niên 1920. Nửa dưới là ảnh vệ tinh cùng khu vực, năm 2014
Hình ảnh bên trong một ngôi nhà ở “Tiểu quốc” Hoa Kiều của Sài Gòn
Đồng Khánh – Chợ Lớn – Trước là ngã ba Đồng Khánh – Phan Phú Tiên
Ngã tư Khổng Tử – Phùng Hưng, Sài Gòn – Chợ Lớn
Hình ảnh một du khách đang ngồi trên chiếc xích lô để dạo quanh Sài Gòn. Xích lô, được biết đến ở Việt Nam và Campuchia, là một loại xe xích lô chạy bằng sức người thường phổ biến nhất ở Nam Á. Nó thường có sẵn để cho thuê, giống như taxi. Có nhiều cấu hình khác nhau, nhưng phần lớn là xe ba bánh với ghế hành khách nằm phía trên trục dài nhất
Ghe thuyền trên Kênh Tàu Hủ, kênh Vạn Kiếp ở phía bên trái, rạch Xóm Củi ở bên phải. Bờ kè đá bên phải là cửa rạch Xóm Củi nơi đổ vào kênh Tàu Hủ. Trên bờ chất những đống củi lớn để bán sỉ cho những ghe bán lẻ.
Chợ Lớn – Kênh tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay. Dãy nhà nhìn thấy nơi đầu con kinh là trên đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay.
Kênh tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay
Một hình ảnh khác của con kênh nằm tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay
Hình ảnh sinh hoạt đời thường của người dân Chợ Lớn – Kênh Vạn Kiếp
Chợ Lớn – Đường dọc kênh Vạn Kiếp, quẹo trái là đường lên Malabars để qua Quận 8. Ngày nay là đường Vạn Kiếp
Hình ảnh một con kênh ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào những năm 90
Ngã ba Kênh Vạn Kiếp và kênh Tàu Hủ, bên trái là đường lên cầu Malabars
Khung cảnh đầu cầu Chà Và phía quận 5
Bên trái là dốc lên cầu Malabars và cạnh bên là cầu Vạn Kiếp
Bên trái là bản đồ Chợ Lớn năm 1923. Bên phải hình là đường Xóm Củi (tên trên bản đồ 1923), sau này khi có cầu Chà Và thì đường này được nối vào đường Cần Giuộc.
Cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu
Cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu đi qua quận 8 và Cầu Vạn Kiếp trên Bến Mỹ Tho
Khung cảnh ở Chợ Lớn (Ngoại thành Sài Gòn)
Sài Gòn – Chợ Lớn – Cầu Ba Cẳng