Tản mạn về những con đường Sài Gòn ngày xưa: Rue du Colonel Boudonnet (đường Lê Lai ngày nay) _ Góc Xưa

   

Thời Pháp thuộc, đường Lê Lai có tên là đường Rue du Colonel Boudonnet – đây là tên củ vị Đại tá Théodore Boudonnet thuộc Sư Đoàn 2 Bộ Binh Thuộc - Địa và Tư lệnh Sư Đoàn Bộ Binh An Nam, tử trận bên Pháp hồi năm 1914. Sau đó thì được đổi thành đường Lê Lai và giữ nguyên cho đến ngày nay. Mặt đất của đoạn đường này thấp hơn so với những con đường khác như đường Frère Louis, đường Phan Thanh Giản và đường Frères Guillerault,…nên mỗi khi trời mưa, đoạn đường này thường bị ngập nước.

Góc đường Lê Lai – Phan Châu Trinh, bên cạnh chợ Bến Thành.
Rạp hát xưa Le théâtre Aristo (Trung Ương Hí Viện) nằm trên đường Lê Lai, đối diện bên kia đường là hàng rào của khu ga xe lửa Sài Gòn (khu ga xe lửa này hiện nay được xây thành khách sạn 5 sao với tên gọi là Sài Gòn New World Hotel).
Bến Taxi trên đường Lê Lai, nằm cạnh ga xe lửa Sài Gòn
Đoạn đường Lê Lai với đông đúc những chiếc xe di chuyển; góc trái bức ảnh là logo hình “con gà ấp trứng vàng” của Ngân hàng Việt Nam Thương tín
Đây là đầu đường Lê Lai – Phía trước là bùng binh chợ Sài Gòn – Bên phải là nhà ga xe lửa. Chiếc xe lam trong hình chạy theo lộ trình SÀI GÒN – CHỢ LỚN (Ngã Sáu & Phan Thanh Giản) , nếu từ Sài Gòn về Chợ Lớn thì đi bằng đường Phan Đình Phùng – Lý Thái Tổ – Ngã Sáu.
Đường Lê Lai, đoạn trước chợ Bến Thành và vòng xoay Quách Thị Trang
Góc đường Lê Lai và đường Phạm Hồng Thái
Đường Lê Lai, góc Nguyễn Văn Tráng – Lê Lai. Phía sau bức tường rào chính là ga xe lửa Sài Gòn. Tòa nhà phía xa xa trong hình trên là Khách sạn Thái Bình
Đường Lê Lai nhìn về phía bùng binh chợ Sài Gòn vào khoảng năm 1900
Nhà ga xe lửa cạnh đầu đường Lê Lai vào năm 1931
Bản đồ một phần trung tâm SAIGON 1947. Trên bản đồ, ô vuông màu hồng là Ngân hàng Đông Dương, kế bên là Cầu Móng – Phía chính giữa ở cuối ảnh, có hai hình chữ nhật song song chính là vị trí của lò mổ heo. Mảng màu xanh lá phía bên trái hình chính là vị trí của Nhà thờ Huyện Sỹ, trước đó chính là đoạn giao của đường Frère Louis và đường Rue du Colonel Boudonnet (sau này là đường Lê Lai)
Xe thổ mộ trước Ga xe lửa và đường Lê Lai của những năm thập niên 1950.
Góc Lê Lai – Phạm Hồng Thái, giao lộ của 3 con đường Rue du Colonel Boudonnet (Lê Lai) , Rue Lacotte (Phạm Hồng Thái) và Rue Amiral Roze (Trương Định).
Góc Lê Lai – Phan Châu Trinh, giữa hình là Cửa Tây chợ Bến Thành vào những năm thập niên 1950
Đường Lê Lai năm 1954, vỉa hè lúc này còn rất rộng.
Xe ngựa phía trước Ga Sài Gòn, dãy nhà bên phải là đường Lê Lai năm 1959
Người phụ nữ ngồi sau xe thổ mộ di chuyển trên đường phố Sài Gòn vào tháng 7 năm 1959. Xe thổ mộ là loại phương tiện đi lại phổ biến ở vùng Sài Gòn – Gia Định của Việt Nam vào những năm 50 của thế kỷ XIX. Là loại xe ngựa và được bắt nguồn từ kiểu cỗ xe song mã sang trọng của Pháp, sau đó được người dân miền Nam Việt Nam chế tác, cải tiến lại cho phù hợp.
Đường Lê Lai năm 1961, trong ảnh là hình ảnh người người đông đúc dạo phố
Ga xe lửa năm 1964 – 1965. Từ đường Lê Lai nhìn về phía Trần Hưng Đạo. Ở góc trên trái nhìn thấy một chút mặt đứng của tòa nhà Hỏa Xa Đông Dương phía sau các mái nhà tôn.
Đường Lê Lai năm 1964 – 1968, bên trái là Ga Hành Khách Hỏa xa
Ngã sáu Phù Đổng năm 1965 – 1966, là giao điểm của sáu con đường: Cách Mạng Tháng Tám, Lý Tự Trọng, Phạm Hồng Thái, Nguyễn Thị Nghĩa, Nguyễn Trãi và Lê Thị Riêng. Khi này chưa có tượng Phù Đổng Thiên Vương. Đường gần nhất trong khung hình là Ngô Tùng Châu (sau này là Lê Thị Riêng), thẳng lên đoạn có vạch kẻ đường là đường Phạm Hồng Thái. Đường ngang cạnh cây xăng SHELL là Phan Văn Hùm (là bến xe đò). Tòa nhà màu trắng đang xây dựng chính là Khách sạn Lê Lai.
Đường Lê Lai năm 1965 – Theo như hình cho thấy, đang hướng về nhà thờ Huyện Sỹ và tòa nhà bên phải nằm ngay đầu mũi tàu giáp đường Lê Lai & Võ Tánh và có đường Bùi Chu cắt ngang
Giao lộ đường Phạm Hồng Thái và đường Lê Lai giai đoạn 1965 – 1966
Ga Sài Gòn trên đường Lê Lai năm 1965 – Giữa hình là nhà thờ Huyện Sĩ – Tòa nhà 8 tầng bên phải ảnh, sát bên mấy nhà kho màu trắng là khách sạn Lê Lai
Khách sạn Lê Lai nằm trên đường Lê Lai năm 1965 – Trụ sở chính Bộ Kiểm soát số 4 (Nhà Ga)
Lê Lai Hotel nằm ngay góc đường Lê Lai – Phan Văn Hùm, nay là A&B Tower góc Lê Lai – Nguyễn Thị Nghĩa (hình phải)
Khách sạn Lê Lai, góc Lê Lai – Phan Văn Hùm (nay là Nguyễn Thị Nghĩa) năm 1965 – 1967
Bộ Chỉ Huy 4 Vận Tải (Lê Lai Hotel) nằm ngay góc đường Lê Lai năm 1966
Đoạn đường Lê Lai trong ngày mưa năm 1966, đoạn trước chợ Bến Thành
Những cửa hàng đông khách trên đường Lê Lai
Đường Lê Lai năm 1966 – Bên tay mặt chỗ hàng rào: chi nhánh Ngân hàng Việt Nam Thương Tín với logo “con gà đẻ trứng vàng” ngay góc. Kế đó (về phía người chụp hình) là quầy bán vé máy bay Air Vietnam và quầy sản phẩm thịt VISSAN với logo hình 3 bông mai.
Đường Lê Lai – Bìa trái là Khách sạn Lê Lai tạo tại số 76 đường Lê Lai
Headquarters 4th Transportation Command (Terminal) – Bộ Chỉ Huy 4 Vận Tải (nhà ga) trên đường Lê Lai
Dãy phố đường Lê Lai – Bên phải dãy phố là góc ngã ba đường Lê Lai và Phan Châu Trinh.
Hình được chụp từ khách sạn Mai Loan nằm ở góc Trương Công Định- Nguyễn An Ninh năm 1967. Dãy nhà ngói gần hình nhất chính là Saigon Railway Terminal nằm trên đường Lê Lai (phần mái ngói màu nhạt là phần làm thêm nối tiếp nhà ga thuở ban đầu, có lẽ là sau khi thuê thêm một phần ở phía chợ Saigon làm chi nhánh cho Ngân Hàng Việt Nam Thương tín với logo “con gà ấp trứng vàng”). Đối diện dãy nhà có những bảng hiệu màu vàng chữ đỏ chính là Ga xe lửa Sài Gòn ở chợ Bến Thành. Dãy nhà xa nhất nằm giữa hình chính là nhà chú Hứa Bổn Hòa – Một trong tứ đại phú hào của Sài Gòn xưa.
Ga xe lửa và đường Lê Lai nhìn từ tầng 5 Cư xá sĩ quan Mỹ Walling Hotel trên đường Phạm Ngũ Lão, vào tháng 11 năm 1968
Ga xe lửa nhìn từ tầng 5 Cư xá sĩ quan Mỹ Walling Hotel trên đường Phạm Ngũ Lão. Bên kia ga là đường Lê Lai và khách sạn Lê Lai, lúc này đang cho thuê làm cư xá của lính Mỹ. Chân trời phía xa về bên trái nhìn thấy tháp nhà thờ Đức Bà và tháp vi ba Bưu Điện Sài Gòn.
Đây là đầu đường Lê Lai năm 1968 – Phía trước là bùng binh chợ Sài Gòn – Bên phải là nhà ga xe lửa.
Đường Lê Lai
Đầu đường Lê Lai năm 1968 – Góc trên bên phải là vòng xoay trước chợ Bến Thành.
Đường Lê Lai nhìn từ Cư xá sĩ quan Mỹ Walling Hotel trên đường Phạm Ngũ Lão vào tháng 4 năm 1969
Đường Lê Lai – Một bức ảnh mà cha của Megan chụp khi còn trong Lực lượng Không quân đóng tại Sài Gòn vào năm 1969.
Đường Lê Lai năm 1970
Chiếc xích lô đang chở khách di chuyển trên đường Lê Lai, trước chợ Bến Thành năm 1970
Đường Lê Lai, bên phải là khu ga xe lửa
Giao lộ giữa đường Phạm Hồng Thái và đường Lê Lai – Ga xe lửa giai đoạn năm 1971 – 1972
Bức ảnh góc đường Phạm Hồng Thái – Lê Lai, cạnh Ga xe lửa thuộc bộ sưu tập ảnh của Mick Smithwick, chiếc chở quân lính Mỹ phía trước chính Mick Smithwick là người cầm lái.
Đường Lê Lai năm 1971
Trên bùng binh chợ Bến Thành, gần đầu đường Lê Lai cạnh Ga xe lửa năm 1972
Đường Lê Lai, Nhà ga xe lửa & Trạm vé Hàng Không Việt Nam
Một góc chụp khác trên đường Lê Lai năm 1972
Nhà ga sân ga cũ Sài Gòn năm 1972 – Đường Lê Lai bên cạnh ga đường sắt Sài Gòn. Tòa nhà cao phía xa chân trời là “Kỹ Thương Ngân hàng” nằm trên đường Nguyễn Huệ.
Nhà Thờ Huyện Sĩ & đường Lê Lai
Giao thông đông đúc trên đường Lê Lai vào khoảng năm 1972
Ngã ba Phạm Hồng Thái – Lê Lai. Hình ảnh chụp năm 1972 tại Sài Gòn cho thấy một người đàn ông vận chuyển báo trên chiếc xe đạp trong khi chiến tranh đang diễn ra.
Ines Kummernuss Lunardi – người mẫu cho tạp chí Grazia – mua trái Cây trên một con phố đường Lê Lai năm 1973
Công trường Diên Hồng – Công trường Quách thị Trang ( phía trước Nhà Ga Xe Lửa Trung Tâm ) trước đường Lê Lai năm 1973.
Đầu đường Phan Chu Trinh năm 1973, góc giao lộ Phan Chu Trinh và Lê Lai (đi hướng phía bên trái hình là Lê Lai, phía bên phải hình là Phan Chu Trinh). Vị trí cửa hàng Kim Hoa, có lúc là tiệm phở 2000 – đây là nơi Tổng thống Bill Clinton ghé qua ăn khi có dịp đến Sài Gòn.
Khách bộ hành đang băng qua giao lộ Lê Lai – Phan Chu Trinh, từ hướng Phan Chu Trinh ra.
Giao lộ đường Lê Lai và đường Phan Chu Trinh.
Đường Lê Lai năm 1973
Đường Phạm Hồng Thái, phía xa bên phải là đường Lê Lai và ga xe lửa vào tháng 5 năm 1975


 

Tuyển tập những hình ảnh Chợ Lớn xưa – “Tiểu quốc” Hoa Kiều ở Việt Nam _ Lối Cũ

Tuyển tập những hình ảnh Chợ Lớn xưa – “Tiểu quốc” Hoa Kiều ở Việt Nam _ Lối Cũ

Từ thời xa xưa, Sài Gòn đã nổi tiếng là một trong những thành phố sầm uất nhất Việt Nam. Đây còn là điểm đến lý tưởng của nhiều dân di cư khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là người Hoa. Văn hóa Trung Hoa đã sớm du nhập vào vùng đất Sài Gòn - Chợ Lớn, góp phần tô điểm nên vẻ đẹp đa sắc màu của thành phố. Chính nét đa văn hóa ấy đã giúp Sài Gòn trở thành một trong những đô thị phồn thịnh và quyến rũ bậc nhất châu Á. Dù thời thế có thay đổi thế nào, di sản văn hóa phong phú mà các dân tộc để lại vẫn là niềm tự hào, là bản sắc không thể phai mờ của Sài Gòn xưa và nay.

Người bán hàng rong ở Chợ Lớn (Khu Phố Tàu), Sài Gòn
Một xe bán hàng rong tại Chợ Lớn (Khu Phố Tàu), Sài Gòn
Hình ảnh hai người thanh niên đang thắp hương tại một ngôi chùa ở Chợ Lớn (Khu Phố Tàu)
Hình ảnh một con kênh ở Sài Gòn – Chợ Lớn
Toàn cảnh đoạn kênh Tàu Hủ nổi qua khu vực sau Chợ Lớn Hình ghép 5 tấm ảnh của Emile Gsell chụp cảnh kênh Tàu Hủ đoạn chạy qua khu vực sau chợ cũ của Chợ Lớn năm 1866.
Sài Gòn 1866 – Quang cảnh Thành phố Trung Hoa (Chợ Lớn), đây là một nơi nằm trên vùng đất Sài Gòn, dân cư tại đây chủ yếu là người Hoa nên thường được gọi là “Tiểu quốc” Hoa Kiều ở Việt Nam
Một con kênh ở Chợ Lớn, Sài Gòn. Vào khoảng năm 1875.
Chợ Lớn năm 1893
Bản đồ Chợ Lớn 1923 – Kênh rạch và những cây cầu ở khu vực trung tâm của Chợ Lớn đầu thập niên 1920. Nửa dưới là ảnh vệ tinh cùng khu vực, năm 2014
Hình ảnh bên trong một ngôi nhà ở “Tiểu quốc” Hoa Kiều của Sài Gòn
Đồng Khánh – Chợ Lớn – Trước là ngã ba Đồng Khánh – Phan Phú Tiên
Ngã tư Khổng Tử – Phùng Hưng, Sài Gòn – Chợ Lớn
Hình ảnh một du khách đang ngồi trên chiếc xích lô để dạo quanh Sài Gòn. Xích lô, được biết đến ở Việt Nam và Campuchia, là một loại xe xích lô chạy bằng sức người thường phổ biến nhất ở Nam Á. Nó thường có sẵn để cho thuê, giống như taxi. Có nhiều cấu hình khác nhau, nhưng phần lớn là xe ba bánh với ghế hành khách nằm phía trên trục dài nhất
Ghe thuyền trên Kênh Tàu Hủ, kênh Vạn Kiếp ở phía bên trái, rạch Xóm Củi ở bên phải. Bờ kè đá bên phải là cửa rạch Xóm Củi nơi đổ vào kênh Tàu Hủ. Trên bờ chất những đống củi lớn để bán sỉ cho những ghe bán lẻ.
Chợ Lớn – Kênh tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay. Dãy nhà nhìn thấy nơi đầu con kinh là trên đường Hải Thượng Lãn Ông ngày nay.
Kênh tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay
Một hình ảnh khác của con kênh nằm tại vị trí đường Vạn Kiếp ngày nay
Hình ảnh sinh hoạt đời thường của người dân Chợ Lớn – Kênh Vạn Kiếp
Chợ Lớn – Đường dọc kênh Vạn Kiếp, quẹo trái là đường lên Malabars để qua Quận 8. Ngày nay là đường Vạn Kiếp
Hình ảnh một con kênh ở Sài Gòn – Chợ Lớn vào những năm 90
Ngã ba Kênh Vạn Kiếp và kênh Tàu Hủ, bên trái là đường lên cầu Malabars
Khung cảnh đầu cầu Chà Và phía quận 5
Bên trái là dốc lên cầu Malabars và cạnh bên là cầu Vạn Kiếp
Bên trái là bản đồ Chợ Lớn năm 1923. Bên phải hình là đường Xóm Củi (tên trên bản đồ 1923), sau này khi có cầu Chà Và thì đường này được nối vào đường Cần Giuộc.
Cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu
Cầu Malabars đầu đường Mạc Cửu đi qua quận 8 và Cầu Vạn Kiếp trên Bến Mỹ Tho
Khung cảnh ở Chợ Lớn (Ngoại thành Sài Gòn)
Sài Gòn – Chợ Lớn – Cầu Ba Cẳng
 
 
TIN LIÊN QUAN