Tuy không phải là dân gốc Thị nghè, nhưng cũng đã 34 năm sống với Thị nghè nay, khi nhìn lại những hình ảnh của Thị nghè xưa, cũng làm cho mình cảm giác rộn ràng như đi xa trở lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình vậy, Thị nghè xưa cũng có những nét đẹp đáng yêu của nó, những ai xa Thị nghè lâu năm chắc có lẽ dể dàng nhận ra, còn Thị nghè hôm nay đã thay đổi nhiều quá.
- Cầu xi măng nối liền Sở thú với Thị nghè, năm 1957 có hội chợ bên Thị nghè, dân chúng chen nhau dẩm đạp làm chết một ít. Cầu đã phá bỏ khi mở đường Nguyễn Hửu Cảnh
- Tháng 12 năm 1968 cầu Thị nghè sửa chửa, (như cầu hiện nay) nên có chiếc cầu tạm như thế này
- Cầu Thị nghè ngày 30 tháng 4 năm 1975
- Còn đây là cầu Thị nghè?? sao thấy lạ quá, thật ra, thời Pháp có một đường ray xe lửa từ Saigon về Gia định đi ngang qua cầu Thị nghè
- Dáng dấp của chiếc cầu Thị nghè trước 1975 (được sửa chửa năm 1968) không khác mấy với cầu hiện tại
- Chợ Thị nghè năm 1964, thanh bình hơn bây giờ nhiều quá
- Chợ Thị nghè thời Pháp, lúc này còn cái nhà tròn ngay vị trí nhà lồng cá hiện nay
- Chợ Thị nghè rất xưa, nhìn từ dưới sông lên, khu vực bên trái trước chợ còn một rừng cây
- Ngã ba nhà làng năm 1968 với tấm bảng Hội đồng xã Thạnh Mỹ Tây nay là Siêu Thị Tự Do
- Rạch Thị nghè khoảng năm 1940, nhìn thấy rõ căn nhà 31 Phan Huy Ôn hiện nay vẫn còn
- Đường Hùng Vương xưa (nay là XVNT) bên hông Hội đồng xã Thạnh Mỹ Tây
- Không ảnh khu vực Thị Nghè năm 1950
- Không ảnh Thị nghè vào tháng 4 năm 1945, lúc đồng minh Mỹ ném bom Ba son tấn công Nhật (còn cột khói to)
- Thị nghè năm 1960, với chiếc cầu củ, nhà tròn sau chợ vẫn còn, dãy nhà Dạ cầu đã xây dựng
- Trận Mậu thận 1968, với 2 xác chiến binh cách mạng đặt nằm trên đường XVNT trước hẻm 35 thuộc Phường 17 bây giờ
- Trường Tư thục Phước An Thị nghè (nay là Tiểu học Phù Đổng), không biết xảy ra vụ gì mà học sinh nháo nhào cả lên
Chú thích trong hình -Cây cầu bắc qua rạch Thị nghè (PHU MY), nhưng không rõ đây là cây cầu nào, nếu là vùng Phú Mỹ Thị nghè thì có cây cầu sở thú (đã phá bỏ), có thể đây là cầu củ trước khi cầu sở thú làm lại bằng xi măng cốt thép, thứ hai là cầu sắt được bắc từ xưởng Ba Son qua cư xá Cửu Long, cư xá của Công nhân Ba Son mà nay thuộc P22 Bình Thạnh, gọi là cầu Ba Lăng, cây cầu này đã phá bỏ và được thay thế tại vị trí này là cống ngăn triều từ sông Saigon vào ra rạch Thị Nghè thuộc khu vực ngã ba sông