Nhắc đến nhạc sĩ Trần Thiện Thanh người ta nghĩ ngay đến những câu hát đậm chất nhạc tình và nhạc lính. Khám phá về sự nghiệp và những bài hát bất hủ của cố nhạc sĩ.
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là một trong những nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng nhất trong giai đoạn trước 1975. Ông còn là ca sĩ với nghệ danh Nhật Trường và được xem như là một trong bốn giọng nam nổi tiếng nhất của dòng nhạc vàng. Lối Cũ sẽ gửi đến bạn đọc những thông tin thú vị về con đường sự nghiệp của vị nhạc sĩ đại tài này.
Tóm tắt lý lịch nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh sinh 12-6-1942 tại Tỉnh Bình Thuận. Ông sống và làm việc tại Thành phố Westminster, bang California- Hoa Kỳ.
Ông thuộc cung Song Tử, cầm tinh con (giáp) ngựa (Nhâm Ngọ 1942). nhạc sĩ Trần Thiện Thanh xếp hạng nổi tiếng thứ 83725 trên thế giới và thứ 1089 trong danh sách các Nhạc sĩ nổi tiếng.
Năm 1958, ông vào Sài Gòn và sau khi học xong ông làm giáo viên trung học.
Năm 1965, ông tốt nghiệp trường Hạ sĩ quan, Trần Thiện Thanh phục vụ tại Cục Tâm lý chiến Bộ Tổng tham mưu Quân lực Việt Nam Cộng Hòa cho đến cuối tháng 4 năm 1975.
Sau đó, ông đã làm việc tại Ðài Phát thanh và Truyền hình Quân Ðội, từng là Trưởng ban văn nghệ của đài và sau năm 1968 ông còn phụ trách thêm chương trình phóng sự chiến trường.
Đầu thập niên 1960, ông lấy nghệ danh là Nhật Trường và thành lập ban Tứ Ca Nhật Trường cùng 3 nữ ca sĩ là Như Thủy, Vân Quỳnh và Diễm Chi. Ngoài ra, nhạc sĩ còn điều hành trung tâm phát hành nhạc và thu băng tên là "Tiếng Hát Đôi Mươi".
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh bắt đầu sáng tác từ khi còn rất trẻ
Sự nghiệp của Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Là một trong những nhạc sĩ hàng đầu tại Việt Nam, ngoài tên Trần Thiện Thanh ông còn sử dụng một số bút hiệu khác để sáng tác như: Anh Chương, Trần Thiện Thanh Toàn và Thanh Trân Trần Thị. Trần Thiện Thanh còn tham gia vào lĩnh vực ca hát với nghệ danh Nhật Trường.
Ông cùng các danh ca như Hùng Cường, Duy Khánh và Chế Linh là bốn giọng nam nổi tiếng nhất của nhạc vàng thời bấy giờ.
Đầu thập niên 1970, ông thực hiện một số nhạc cảnh về Đại úy Nguyễn Văn Đương. Đây là một tiết mục thu hút rất nhiều khán giả xem tivi thời kỳ. Đặc biệt hơn là một loạt nhạc cảnh về Đại úy Nguyễn Văn Đương đã được chuyển thể thành phim với tên "Trên đỉnh mùa đông".
Sau năm 1975, nhạc sĩ Trần Thiện Thanh là một trong số các nhạc sĩ bị Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cấm hoạt động âm nhạc. Cho đến năm 1984, ông mới được phép hoạt động lại.
Vào năm 1993, ông di cư sang Hoa Kỳ theo diện đoàn tụ gia đình, ODP. Sau một thời gian sinh sống tại Mỹ thì ông kết hôn với nữ ca sĩ Mỹ Lan. Và cũng tại đây, ông lập hãng đĩa riêng với tên Nhật Trường Productions và đồng thời cộng tác với Trung tâm Asia, Trung tâm Làng Văn, Mây Productions và Hoàn Mỹ Productions...
Mời quý vị nghe lại những sáng tác hay nhất của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (ca sĩ Nhật Trường)
Bấm vào để nghe những sáng tác hay nhất của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh (ca sĩ Nhật Trường)
Gia đình nhỏ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã qua đời ngày 13 tháng 5 năm 2005, tại nhà riêng ở thành phố Westminster, Quận Cam, Hoa Kỳ do bệnh ung thư phổi.
Năm 2006, Trung tâm Asia đã thực hiện chương trình đặc biệt Nhật Trường Trần Thiện Thanh - Anh không chết đâu anh. Năm 2009, thực hiện chương trình "Nhật Trường - Trần Thiện Thanh 2" để vinh danh vị nhạc sĩ này.
Dòng nhạc của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Nói đến những sáng tác của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh, người ta sẽ nghĩ ngay tới 2 dòng nhạc: nhạc tình và nhạc lính. Thật ra 2 dòng nhạc ấy vẫn là một, bởi cũng giống như Lam Phương hay Anh Bằng, nhạc lính của Trần Thiện Thanh chỉ là nhạc tình trong thời kháng chiến.
Ông chia sẻ tâm sự người quân nhân xa nhà, ông cảm thông nỗi niềm của người tình hay người vợ đợi chờ ở hậu phương. Thế hệ mai sau sẽ thấy nhạc Trần Thiện Thanh là những trang sử viết gọn và ghi dấu một thời khói lửa trên quê hương Việt Nam.
Ngoài ra, các ca khúc nhạc lính của ông không có thù hận, gay gắt, kích động hoặc u uất, bi thảm mà thường là trong sáng vui tươi làm thi vị hóa và lãng mạn hóa đời lính gian khổ.
Những sáng tác đi cùng năm tháng của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
Trong sự nghiệp của nhạc sĩ, ông đã từng viết lên hàng trăm những câu ca giai điệu, ghi sâu đậm trong lòng người nghe. Tiêu biểu nhất phải kể đến những bài hát sau:
Những áng nhạc bất hủ của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh
- Bóng nắng
- Cạn lời yêu dấu
- Chiếc áo bà ba
- Cho anh xin số nhà
- Chênh vênh cầu khỉ (thơ Vũ Hối)
- Chủ Nhật này trẫm nhớ ái khanh không? (thơ Nhất Tuấn)
- Có phải là tình yêu
- Con đường buồn chung thân
- Độc hành (thơ Trần Thiện Hiệp)
- Giây phút tái ngộ
- Giọt cà phê đầu năm
- Lâu đài tình ái (1966, thơ Mai Trung Tĩnh)
- Lời cho người yêu nhỏ (1969)
- Lộc non (thơ Nguyên Diệu)
- Màu mũ anh màu áo em (Trần Thiện Thanh Toàn)
- Một đời yêu anh (1965)
- Một ngày gần đây (1964)
- Mùa đông của anh (1970)
- Mùa xuân lá khô (1970)
- Ngại ngùng
- Ngày anh đi (1964)
- Ngày đầu một năm (1967, Anh Chương)
- Người chết trở về
- Người hát một mình
- Người ở lại Charlie (1972)
- Người yêu của lính (1965, Anh Chương)
- Người yêu tôi khóc (1969)
- Nhớ
- Nỗi lòng Thanh Trúc (1964)
- Phép nhiệm màu (1969)
- Phút giao mùa (1968, Thanh Trân Trần Thị)
- Rừng lá thấp (1968)
- Sư đoàn 1 Bộ binh hành khúc
- Tạ từ trong đêm (1966)
- Tâm sự Mộng Cầm (1965)
- Tâm sự người lính trẻ (Anh Chương)
- Tình có như không (Trần Thiện Thanh Toàn)
- Tình đầu tình cuối (Trần Thiện Thanh Toàn)
- Tình thư của lính (1968, Trần Thiện Thanh Tâm)
- Tình yêu, rừng già & chúng ta
- Tình yêu thứ nhất (1965)
- Trái đắng (1968, Nhật Trường)
- Trên đỉnh mùa đông (Trần Thiện Thanh Toàn)
- Trời chưa muốn sáng (1970)
- Từ đó em buồn (1964)
- Tuyết trắng (1966, Anh Chương)
- Xin em đừng hỏi (1965)
- Yêu (1964)
- Yêu người như thế đó (1971, thơ Phạm Lê Phan)
- Sau 1975
- Việt)
- Ngàn năm mây bay
- Ngày mai chị tôi đi lấy chồng
- Ngõ tối
- Người bên lề cõi sống
- Người lính không quân trang
- Người mẹ trồng rau
- Người xa người
- Ở giữa muộn phiền
- Ó đen
- Rồi đến rồi đi
- Sài gòn gần xa? (thơ Vũ Hối)
- Sao anh không nói
- Thạch Sanh (truyện ca)
Những câu ca giai điệu của nhạc sĩ Trần Thiện Thanh đã đi cùng biết bao thế hệ. Những lời ca nhẹ nhàng, lãng mạn có, sâu lắng có hay cả những bài hát mạnh mẽ, cổ vũ tinh thần người lính.