Nhà thơ Lê Minh Ngọc xuất hiện trong bối cảnh giao thời, ông bắt đầu làm thơ vào những năm 1941. Khi còn ở miền Bắc, thơ của ông đã được in trên rất nhiều trang báo. Từ sau năm 1954 thì ông sinh sống tại Sài Gòn cùng gia đình và có kinh doanh một tiệm bánh mì nhỏ.
Trong tập thơ “Hoa Thề” được xuất bản vào năm 1962 có một vài tác phẩm đã được những nhạc sĩ khác nhau phổ nhạc. Nhạc sĩ Phạm Duy cũng đã phổ nhạc cho bài “Tâm sự gửi về đâu?” trong tập thơ ấy.
Nhạc sĩ Phạm Duy
Nhà thơ Lê Minh Ngọc
Không biết rằng câu chuyện trong những câu từ ấy có phải là của chính ông, hay là ông chỉ mượn sự nhớ nhung chốn cũ mà vẽ nên một câu chuyện như thế. Nhưng đồng cảm được sâu sắc điều đó thì có lẽ chính là nhạc sĩ Phạm Duy:
“Ngoài ấy tuổi xuân lạnh
Rét căm lòng cỏ hoa
Em nhìn mây không cánh
Bay về phương trời xa
Nghẹn ngào em thầm hỏi
Người đi có nhớ nhà
Nghẹn ngào em thầm hỏi
Người đi có nhớ nhà...
Ra đi mùa Xuân ấy
Mây hồng bay cuối thôn
Hoa vàng cài trên tóc
Em ngây thơ mắt buồn
Trời sáng trong lòng anh
Vực thẳm trong lòng em
Hai đứa hai tâm sự
Xa nhau như đêm ngày...
Nghe lại ca khúc "Tâm Sự Gửi Về Đâu" Trình bày: Elvis Phương
Bấm vào để nghe ca khúc "Tâm Sự Gửi Về Đâu" Trình bày: Elvis Phương
Bắt đầu bằng cảnh chia ly của một đôi trai gái, có lẽ tại vì họ đã trao cho nhau những tình cảm đầu đời đẹp đẽ nhất. Nên khi chàng trai ấy ra đi, cô gái cảm thấy vô cùng lạc lõng và vô vọng. Cô chỉ biết “nhìn mây không cánh” “bay về phương trời xa”, chỉ biết nghẹn ngào hỏi chàng trai rằng “người đi có nhớ nhà”? Và chỉ biết âm thầm vương buồn trong đôi mắt. Nhưng có lẽ điều chàng trai nghĩ đến hiện giờ không phải là tình yêu đôi lứa, thế cho nên “Trời sáng trong lòng anh” chính là “vực thẳm trong lòng em” mà người đâu hay biết.
Hóa ra người ra đi là vì “lý tưởng”, có lẽ đó là mong ước của tất cả các chàng trai. Họ mong rằng sẽ có một chỗ đứng vững chắc cho riêng mình trên dòng đời qua lại, mong rằng họ sẽ có đủ năng lực để cho người con gái họ thương một bến đỗ êm đềm, sung túc. Nhưng họ đâu biết rằng người con gái ấy chỉ cần họ ở bên cạnh thôi, chứ không hề muốn phải chờ đợi trong mỏi mòn, vô vọng. Lời hẹn “mai về” ấy, “mai” cho đến bao giờ? Xuân đến rồi xuân đi cô gái vẫn một mình lặng lẽ. Chàng trai thì văn thế, lấy nỗi nhớ làm động lực để bước tiếp trên lý tưởng của đời mình. Mà có biết đâu rằng, thứ cô gái ấy muốn là dù khó khăn, gian khổ đến đâu cũng chỉ cần có nhau.
“Người đi vì lý tưởng
Em ở lại hờn căm
Mỗi mùa hoa lại nở
Mỗi hình bóng người xa
Đã bạc phai màu áo
Nổi trôi dưới gốc dừa
Một trời hoa gạo đỏ
Và mưa nắng hai mùa...
Hẹn mai về, hẹn mai về
Xuân rồi Xuân quạnh quẽ
Người gái quê, người gái quê
Xuân buồn Xuân vắng vẻ
Đường anh đi, đường anh đi
Ôi bước dài thương nhớ
Giờ em ơi, giờ em ơi
Mây trùng dương cách chia.”
Nghe lại ca khúc "Tâm Sự Gửi Về Đâu" Trình bày: Vũ Khanh
Bấm vào để nghe ca khúc "Tâm Sự Gửi Về Đâu" Trình bày: Vũ Khanh
Lời hẹn đó vẫn còn, nhưng tình yêu đó liệu có bền không? Khi hai người không cùng chung suy nghĩ. Và họ cũng không hiểu được đối phương muốn gì. Có lẽ nó sẽ dừng lại ở đây thôi, dừng lại ở sự nhớ nhung từ hai phía.
“Lìa nhau vì lý tưởng
Hỡi em người quê hương
Đâu phải vì biên giới
Đâu phải vì nghìn phương
Muôn ngàn năm còn mãi
Lệ trên đá rơi hoài
Chuyện mình ai người biết
Và ai sẽ xót thương.
Hẹn mai về, hẹn mai về
Xuân rồi Xuân quạnh quẽ
Người gái quê, người gái quê
Xuân buồn Xuân vắng vẻ
Đường anh đi, đường anh đi
Ôi bước dài thương nhớ
Giờ em ơi, giờ em ơi
Mây trùng dương cách chia.”
Nghe lại ca khúc "Tâm Sự Gửi Về Đâu" Trình bày: Tuấn Ngọc
Bấm vào để nghe ca khúc "Tâm Sự Gửi Về Đâu" Trình bày: Tuấn Ngọc
Sau này khi nhớ lại, có lẽ ai trong họ cũng sẽ nuối tiếc. Chuyện tình của họ cũng sẽ chỉ có họ có thể “xót thương” và luyến tiếc mà thôi. Tưởng chừng là vậy, nhưng giờ đây có cả chúng ta cũng nuối tiếc giùm cho họ. Chúng ta đã được nghe và cảm nhận qua lời kể của thi sĩ Lê Minh Dũng và nhạc sĩ Phạm Duy, bằng những người kể chuyện điêu luyện như Tuấn Ngọc, Elvis Phương, Duy Quang….
Lối Cũ biên soạn