Vũ Huyến là con trai cὐa Vũ Huân, hai cha con đều là những kịch sῖ cό tiếng của đất Bắc thời đό. Theo nhiều người kể lại, Vũ Huyến rất sáng sân khấu, da trắng, mặt mũi thanh tύ, dấp dáng thư sinh và đόng kịch rất cό duyên..
Ngoài kịch sῖ, ông được biết đến với vai trὸ là một nhạc sĩ với khá nhiều ca khúc như Lời Cầu Nguyện, Mây Vẫn Cὸn Bay, Một Mai Ly Biệt, Vào Mộng, Trao Nhau Lời Cuối… nhưng nổi tiếng nhất là có lẽ chính là nhạc phẩm mà tôi muốn nhắc đến sau đây Cô Hàng Nước.
Bài hát được nhạc sĩ sáng tác vào năm 1952 và ký tên với bύt hiệu là Vũ Minh (Bút danh này theo như tôi tìm hiểu được là tên ghе́p cὐa ông với người vợ đầu tiên có tên Minh Hoan). Ở thời điểm này, có thể nói là một thời điểm giao thời mạnh mẽ của xã hội “xưa và nay” từ cả “văn hóa” ăn mặc lẫn “văn hóa” tâm hồn.
Nhạc sĩ Vũ Huyến
Riêng về âm nhạc, nền tân nhạc đã bắt đầu được nhen nhóm từ đầu thập niên 1930, đến thập niên 1940 thì đã cực kỳ phát triển và phải nói đây là thời kỳ vàng son của tân nhạc Việt Nam. Đến những năm của thập niên 1950 dòng nhạc trữ tình lãng mạn vẫn được tiếp tục phát triển với những tên tuổi rất tiêu biểu như Phạm Duy, Cung Tiến, Đoàn Chuẩn… Những bài nhạc của giai đoạn này cũng không thua kém mấy với thập niên 1940, và một trong những bài hát nổi tiếng nhất trong giai đoạn này có lẽ sẽ là một thiếu sót vô cùng lớn nếu như không kể đến Cô Hàng Nước của nhạc sĩ Vũ Huyến. Cùng với Cô Hàng Cà Phê của nhạc nhĩ Canh Thân, Cô Hàng Nước được xem là 1 trong 2 “cô hàng” đầu tiên của tân nhạc Việt Nam:
Anh còn, còn có mỗi, mỗi cây đàn
Anh đem, đem bán nốt
Anh theo, theo cô hàng, hàng chè xanh
Tình tính tang, tang tính tình
Cô hàng rằng, cô hàng ơi
Rằng có biết, biết cho chăng?
Rằng có biết, biết cho chăng?
Mời quý vị nghe lại ca khúc "Cô Hàng Nước" Trình bày: Sĩ Phú
Bấm vào giữa hình trên để nghe "Cô Hàng Nước" Trình bày: Sĩ Phú
Mời quý vị nghe lại ca khúc "Cô Hàng Nước" Trình bày: NSND Thu Hiền
Bấm vào giữa hình trên để nghe "Cô Hàng Nước" Trình bày: NSND Thu Hiền
Chàng nhạc sĩ nghèo ấy trong người cũng chẳng còn gì đáng quý, chỉ còn có mỗi cây đàn, nhưng vì quá “mê” “cô hàng”, muốn “theo cô hàng” nên anh đã “đem bán nốt” - chắc là anh đã trồng “cây si” ở nơi “cô hàng” đã bao này, đã lâu lắm, nên có gì đáng giá một chút anh đều đem bán hết, để giờ đây cũng bán nốt luôn thứ quý giá sau cùng của bản thân của mình là cây đàn.
Vậy cho nên, anh rất muốn rằng cô ấy sẽ hiểu được lòng anh, hiểu được tấm chân tình mà anh muốn dành riêng cô - “Cô hàng rằng, cô hàng ơi/ Rằng có biết, biết cho chăng?”
Câu chuyện tình của anh được anh kể lại rằng “Đầu làng Ngũ Xá có nàng/ Một nàng bán nước chè xanh” - cô ấy là một cô gái rất là “duyên dáng”, tuổi thì khoảng chừng “đôi tám” (chắc là khoảng chừng 18, đôi mươi) - làng Ngũ Xá hay thường gọi là Ngũ Xá, là một làng ở Hà Nội đã có từ rất lâu, từ thời kinh đô Thăng Long. Ở đây nổi tiếng với nghề đúc đồng, mà vẫn được người ta thường hay nhắc đến trong câu “Lĩnh hoa Yên Thái, đồ gốm Bát Tràng, thợ vàng Định Công, thợ đồng Ngũ Xá” nay là phố Ngũ Xã thuộc địa phận quận Ba Đình, Hà Nội.
Lẳng lặng mà nghe tôi nói đôi lời
Tôi kể rằng:
"Đầu làng Ngũ Xá có nàng
Một nàng bán nước chè xanh
Người đâu trông mà duyên dáng
Và cô em chừng đôi tám
Miệng cô như là hoa
đóa hoa thật tươi
trông càng say đắm
Mắt cô đưa tình
khiến bao chàng trai
ngất ngây vì cô
mỗi khi qua hàng
Danh ca Minh Hoan
Trở lại làng quê trong bài hát, nơi mà có “cô hàng nước” miệng xinh “như là hoa” - đóa hoa đó thật tươi tắn khiến cho lòng anh càng thêm “say đắm”, đôi mắt cô rất “đưa tình” - “khiến bao chàng trai, ngất ngây vì cô, mỗi khi qua hàng”, và tất nhiên trong đó không thể nào thiếu đi anh được. “Ðôi mắt nhung huyền” đó của cô cứ ở mãi trong tâm trí anh không thể nào thoát ra được, đã thế cô còn có đôi “má lúm đồng tiền trông duyên ghê” - làm cho anh đã say đắm lại càng đắm say thêm.
Hò ơi! hò ơi
Ðôi mắt nhung huyền
Ơi! hỡi nàng hàng xinh xinh ơi!
Má lúm đồng tiền trông duyên ghê
Làm ta say đắm bao tháng ngày
Ngày ngày cô ra bán nước, cô mặc một “chiếc áo nhuộm màu nâu non”, anh đứng anh trông dáng “người nàng thon thon” làm cho tâm hồn anh cứ vui một niềm vui khó tả, vì được ngắm nhìn người con gái xinh xinh của lòng mình…
Chiếc áo nhuộm màu nâu non a
Với dáng người nàng thon thon a
Làm ta say đắm bao ngày tháng
Vì em xinh quá xinh là xinh
Nàng ơi anh đã yêu nàng
Quyết chí cùng nàng nên duyên a
Bỏ lúc vì nàng thâu đêm
Rồi đây, rồi đây anh sẽ về
Nói với cùng mẹ cha anh a
Sẽ tới hỏi nàng cho anh a
Cùng nhau chung sống trong mộng thắm
Cùng nhau chung sống bao ngày xanh
Mời quý vị nghe lại ca khúc "Cô Hàng Nước" Trình bày: Vũ Khanh
Bấm vào giữa hình trên để nghe "Cô Hàng Nước" Trình bày: Vũ Khanh
Cứ từng ngày, từng ngày như thế qua đi, anh cứ nhìn, ngắm rồi đắm say ngập chìm trong tình yêu. Anh yêu nàng, anh khẳng định là như thế, rồi anh quyết chí sẽ “cùng nàng nên duyên”, sẽ “bỏ lúc vì nàng thâu đêm” - anh sẽ ra đi, đi để kiếm tìm một tương lai tươi đẹp hơn cho anh và nàng, anh đi “rồi đây anh sẽ về”, sẽ về để “nói với cùng mẹ cha anh”, để cha mẹ “sẽ tới hỏi nàng cho anh” và hai người sẽ cùng với nhau “chung sống trong mộng thắm”, “chung sống bao ngày xanh” - chỉ cần nghĩ như vậy thôi là lòng anh đã tràn đầy quyết tâm để lên đường, tràn đầy quyết tâm để ra đi xây dựng một tương lai tươi đẹp và hạnh phúc.
Hò ơi!
mẹ tôi nói rằng
"Quyết chí hỏi vợ cho con a
Quyết chí tìm nàng dâu ngoan a
Nàng dâu đôi má rám nắng hồng
Quyết chí dạm vợ cho con a
Quyết chí tìm nàng dâu ngoan a
Làm sao cho xứng đôi vừa lứa
Làm sao cho xứng đôi vừa đôi"
Ngay cả mẹ anh cũng đã nói sẽ “Quyết chí hỏi vợ cho con a/ Quyết chí tìm nàng dâu ngoan a”. Nàng dâu của mẹ sẽ là một người chăm chỉ, một nàng dâu có “đôi má rám nắng hồng”, một “nàng dâu ngoan” - nàng dâu ấy sẽ cùng với anh nên duyên vợ chồng, đứng cạnh nhau sẽ rất là “ xứng đôi vừa lứa”, và rất là “xứng đôi vừa đôi”.
Nghe lời mẹ nói anh như mừng thầm trong “bụng”, còn ai có thể “xứng lứa vừa đôi” với anh hơn là cô. Niềm vui ngập tràn cả tâm trí, anh đã mơ, mơ đến ngày được cùng cô sánh bước bên nhau làm cô dâu, chú rể. Ngày đó “khắp xóm cùng làng ra xem”, xem “đám cưới vợ chồng đôi ta”. Từng người, từng người sẽ chen chúc nhau mà xem, mà tấm tắc rằng “Đám cưới thật là to ghê a/ đám cưới thật là xinh đôi a”, và họ cũng sẽ gửi đến cho đôi vợ chồng trẻ những lời chúc phúc, chúc cho hai người sẽ cùng với nhau “sống đến bạc đầu”...
Nàng ơi! anh đã mơ rằng
Đám cưới vợ chồng đôi ta a
Khắp xóm cùng làng ra xem a
Người ra xem đứng rồi nói rằng:
"Đám cưới thật là to ghê a
đám cưới thật là xinh đôi a"
Người ta cầu chúc chú rể mới
Cùng cô dâu sống đến bạc đầu
Với một quyết tâm to lớn, một ước mơ to lớn, anh đi. Ngày tháng dần trôi đi, trôi đi, ngày anh trở về cũng đã đến, mộng ước nơi anh vẫn vẹn nguyên, anh trở về để “kiếm cô nàng” và “cùng nàng chắp mối tình xưa”, nhưng hụt hẫng thay, nàng đã không còn ở nơi quen thuộc xưa nữa, nàng đã “đã rời nơi ấy, để cho quán hàng lạnh lẽo”
Rồi ngày ngày qua xa vắng quán hàng
Lúc trở về, trở về để kiếm cô nàng
Cùng nàng chắp mối tình xưa
Thì em đã rời nơi ấy
Để cho quán hàng lạnh lẽo
Ơi! hỡi ơi! nàng ôi!
Biết cho lòng anh
đã bao năm trước
anh đã yêu nàng
đến bây giờ đây
biết đâu tìm em
ơi! ời ơi nàng!
Nàng đã rời đi chỉ để lại nơi đây một mình anh với mộng ước vỡ tan tành, còn đâu nữa giấc mơ được cùng cô nên duyên vợ chồng, còn đâu nữa giấc mơ mang nàng dâu ngoan về cho mẹ… tất cả nay còn đâu? Tại sao nàng lại chẳng hiểu cho lòng anh, không hiểu rằng “đã bao năm trước, anh đã yêu nàng”, để đến bây giờ, khi anh trở về đây, không còn thấy bóng dáng của cô đâu, để cho anh chơi vơi, hụt hẫng, để cho anh biết kiếm tìm cô ở nơi đâu??
Nhưng anh đâu biết làm gì hơn được nữa, anh chỉ là một trong số những chàng trai đã đem lòng yêu nàng, lời thổ lộ chân tình liệu nàng có hay biết, ước mơ, mộng tưởng được sánh duyên cùng liệu nàng có hay biết? Hay tất cả chỉ là suy nghĩ, chỉ là mộng tưởng của một chàng trai nghèo, si tình mà thôi. Và vì chẳng có được gì trong tay nên anh đã tự ti mà không nói, để rồi ra đi không một lời hứa hẹn - để rồi giờ đây nhận lấy lại nỗi chơi vơi, bóng dáng ấy, giờ chỉ còn lại trong tâm trí mà thôi.
Cho đến ngày hôm nay, Cô Hàng Nước của nhạc sĩ Vũ Huyến vẫn luôn được đánh giá rất cao cả về chuyên môn lẫn cảm xúc. Hiếm lắm, khó lắm mới có được một tuyệt phẩm như thế này, để lại cho đời sau. Một miêu tả chân thực về sự bình dị của làng quê, một câu chuyện mộng mơ gọi tên là tình yêu, không thiếu sự chân thành, nhưng lại thiếu một chút nợ duyên, biết làm sao hơn.
Lời bài hát "Cô Hàng Nước" Tác giả: Vũ Huyến (ký bút danh Vũ Minh)